Tạp chí Văn nghệ Tuyên Quang số 46 (tháng 3/2025) là một ấn phẩm văn học nghệ thuật đặc sắc, dày 68 trang với nhiều tác phẩm có nội dung phong phú, trình bày đẹp mắt, tạp chí mang đến góc nhìn đa chiều về đời sống, văn hóa và con người Tuyên Quang. Đây là món ăn tinh thần ý nghĩa dành cho độc giả yêu văn chương và nghệ thuật.
Chuyên mục “Sự kiện – Bình luận” có bài viết: “Khi thơ cất cánh” của tác giả Tân Trào. Xã hội hiện nay có quá nhiều sự chi phối trong cuộc sống, khiến không chỉ người trẻ mà cả với người có tuổi cũng không mấy mặn mà khi tiếp cận với lĩnh vực nghệ thuật. Con người hiện đại hôm nay có cần đến văn học, nghệ thuật, cần đến thơ không? Câu trả lời chắc chắn là có. Văn học, nghệ thuật sẽ không thể mất đi, có thể ở đâu đó trong tâm hồn con người, những câu thơ hay vẫn bất chợt ngân lên, vang lên, sưởi ấm lòng người trong muôn nẻo lo toan. Có người nói rằng “thơ không làm ra hạt gạo để ăn, nhưng thơ sẽ làm nên khát vọng cho người nông dân trên cánh đồng”. Cái khát vọng đó dường như còn lớn hơn cái vật chất cụ thể. Vậy nên ở một nơi nào đó, giữa bộn bè cuộc sống, thơ vẫn âm thầm cháy lên, dẫu có lúc âm ỉ, nhưng có lúc lại thổi bùng lên mãnh liệt.
Phần văn xuôi số kỳ này có nhiều truyện ngắn ấn tượng của các tác giả trong và ngoài tỉnh: “Nhân duyên” của tác giả Mai Thái Sơn; “Chồng cũ” của tác giả Bùi Thị Mai Anh; “Thong dong bước dưới tán rừng” của tác giả Phù Ninh; “Làng ế vợ” của tác giả Huyền Nhung; “Thả con thuyền giấy” của tác giả Bùi Việt Phương; “Lão Dị” của tác giả Nguyễn Đình Lãm.
Phần bút ký, ghi chép có nhiều tác phẩm ấn tượng với độc giả, như: Bút ký “Ngang qua mùa lũ” của tác giả Tạ Bá Hương; Ghi chép “Đạo mẫu tại Tuyên Quang nguồn gốc và phát triển” của tác giả Dương Đình Lộc; Tản văn “Mùa xuân về bản Tày” của tác giả Lê Na.
Trang thơ với sự góp mặt của các tác giả: Lê Gia Hoài, Lê Quỳnh Nga, Hồ Văn, Dương Văn Thắng, Thèn Hương, Cao Xuân Thái, Nguyễn Bình, Phương Liên, Nguyễn Hữu Dực.
Gương mặt văn nghệ trong số này có bài viết: “Doãn Quang Sửu “Học giả đồng quê” của tác giả Điền Phương Thảo.
Sáng tác nhạc có ca khúc: “Bác cho ta lẽ sống làm người” nhạc và lời Đinh Quang Minh.
Phần “Phê bình – giới thiệu” có bài viết: “Lý luận, phê bình văn học sau năm 1975 thành tựu, giới hạn và định hướng phát triển” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ.
Sáng tác Mỹ thuật – Nhiếp ảnh có các tác giả: Việt Trường, Thế Sơn, Ma Tuyên, Hà Thế Đô, Quang Minh, Nguyễn Chính, Quang Hòa, Lương Hiện, Trần Thu Hiền, Việt Yến, Lê Cù Thuần.
Trang "Du lịch Tuyên Quang qua ảnh" giới thiệu: “Chợ Thụt" Cùng nhiều bài viết hay ở các chuyên mục khác.
Kính mời quý độc giả đón đọc!
PV